Tin tức

Hiểu đúng về phí quản lý chung cư

Phí quản lý là khoản chi phí cho các hoạt động quản lý, vận hành nhà chung cư. Tùy vào tiêu chuẩn của dự án (như cao cấp, thông thường hay giá rẻ mà khoản phí quản lý này có thể giao động trung bình từ 5.000/m2 – 10.000/m2 ở thành phố Hà Nội hoặc 10.000/m2 – 18.000/m2 ở thành phố Hồ Chí Minh), mỗi dự án sẽ có một mức thu khác nhau nhưng không được vượt trần của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi xây dựng chung cư đó (ngoại trừ trường hợp có thỏa thuận riêng giữa chủ đầu tư và khách hàng).

chung-cu-gamuda-the-one-residence

Tại Gamuda Gardens, mức phí quản lý hiện tại là 6000đ/m2

Như vậy, chủ đầu tư có quyền chủ động đề xuất mức phí dịch vụ trong khuôn khổ quy định của UBND cấp tỉnh. Tuy nhiên, mức giá đó có được áp dụng tại khu chung cư hay không, chủ đầu tư cần phải thương lượng với cư dân trong chung cư để có được sự thống nhất.

Thực tế, cho thấy đã có rất nhiều vụ tranh chấp giữa các chủ đầu tư và khách hàng xung quanh loại phí này. Để tránh rơi vào trường hợp này, bạn cần lưu ý những điểm kinh nghiệm mua nhà dưới đây:

Điều khoản về quản lý và sử dụng khu chung cư

Bản quy định về quản lý và sử dụng khu chung cư do chủ đầu tư xác lập theo các quy định chung của Nhà nước và theo yêu cầu quản lý của từng loại chung cư. Nội dung của bản quy định này liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ của người mua. Vậy nên, người mua cần phải yêu cầu bên bán cung cấp văn bản quy định về quản lý và sử dụng khu chung cư trước khi ký kết hợp đồng để có đầy đủ thông tin và làm cơ sở quyết định việc mua căn hộ.

Mức phí quản lý

Nói chung mức phí quản lý tỷ lệ thuận với giá bán căn hộ, với căn hộ cao cấp thường có mức phí quản lý cao hơn nhiều so với căn hộ bình dân cho cùng một loại diện tích. Người mua nhà cần hỏi rõ mức phí quản lý trước khi đặt bút ký hợp đồng để tránh những tranh chấp đáng tiếc sau này.

Đơn vị quản lý

Đơn vị quản lý chuyên nghiệp sẽ giúp cuộc sống cư dân an nhàn và dễ chịu hơn. Bạn có thể đánh giá dễ dàng chất lượng quản lý của một đơn vị cụ thể bằng cách tìm hiểu xem hiện giờ họ đang quản lý những dự án nào và ý kiến của cư dân ở đó. Kinh nghiệm mua chung cư cho thấy bạn không nên đặt niềm tin vào những đơn vị quản lý mới vì họ có thể mắc phải sai lầm mà những đơn vị khác đã từng trải qua. Và người chịu thiệt thòi không ai khách chính là các khách hàng.

Giá trị chất lượng của một khu chung cư gắn liền với giá trị chất lượng quản lý của đơn vị quản lý và đó cũng chính là một trong những tiêu chí quan trọng để người tiêu dùng quyết định lựa chọn mua căn hộ chung cư.

Xem thêm chung cư The zen residence Hoàng Mai

Nói thêm về 2% phí bảo trì chung cư

Theo các văn bản pháp luật hiện hành về nhà ở và mẫu Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư ban hành kèm theo Thông tư số 03/2014/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2014 sửa đổi, bổ sung Điều 21 của Thông tư số 16/2010/TT-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2010 của Bộ Xây dựng quy định cụ thể và hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 71/2010/NĐ-CP ngày 23 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Nhà ở, việc thu và quản lý kinh phí bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư được quy định như sau:

– Trách nhiệm đóng góp: bên mua và bên bán đều có trách nhiệm đóng góp khoản tiền 2% đối với phần sở hữu riêng của mình để phục vụ cho việc bảo trì phần sở hữu chung trong nhà chung cư;

– Quản lý: Bên Bán có trách nhiệm gửi khoản tiền này vào tài khoản riêng của ngân hàng thương mại trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày thu kinh phí của Bên Mua theo lãi suất không kỳ hạn để tạm quản lý;

– Bàn giao: Bên Bán có trách nhiệm bàn giao khoản kinh phí này (bao gồm cả tiền lãi) cho Ban Quản trị nhà chung cư quản lý sau khi Ban Quản trị nhà chung cư được thành lập theo quy định trong thời hạn tối đa là 30 ngày, kể từ ngày có Quyết định công nhận Ban quản trị của Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi có nhà chung cư để phục vụ cho việc bảo trì phần sở hữu chung nhà chung cư theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận thống nhất để chủ đầu tư tạm quản lý kinh phí này.

Sau khi bán những căn hộ, chủ đầu tư không còn bất cứ quyền năng gì đối với các tòa nhà, khu chung cư nữa; ngược lại họ phải có nghĩa vụ bảo hành chất lượng của tòa nhà theo quy định tại Điều 74 Luật Nhà ở, Điều 23 của Luật Kinh doanh Bất động sản. Theo đó: “Nhà ở được bảo hành sau khi hoàn thành việc xây dựng và đưa vào sử dụng” vàBên bán có trách nhiệm bảo hành nhà, công trình xây dựng đã bán cho bên mua”.

Trên thực tế tại nhiều khu chung cư hiện nay, mặc dù đã vào sinh sống một vài năm nhưng cư dân thậm chí không biết gì về khoản kinh phí bảo trì này. Điều này xuất phát từ một vài lý do như sau:

– Chủ Đầu tư chưa bàn giao kinh phí bảo trì cho Ban Quản trị theo quy định và không thông báo cho cư dân thông tin về khoản tiền này cũng như kế hoạch bàn giao;

– Tòa nhà chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư và chưa bầu Ban Quan trị nên chưa có đơn vị tiếp nhên kinh phí bảo trì trong trường hợp có sự bàn giao;

– Hợp đồng mua bán căn hộ chung cư ký kết giữa cư dân với chủ đầu tư không có quy định rõ ràng về trách nhiệm của các bên liên quan đến việc nộp và quản lý khoản kinh phí này.

Để bảo đảm quyền lợi của mình, người tiêu dùng nên lưu ý:

Thứ nhất, rà soát kỹ Hợp đồng và yêu cầu Chủ đầu tư chỉnh sửa Hợp đồng trong trường hợp không quy định hoặc quy định không rõ ràng các nội dung về kinh phí bảo trì như vừa đề cập trên đây;

Thứ hai, trong thời hạn không quá 12 tháng, kể từ ngày nhà chung cư được bàn giao đưa vào sử dụng và có 50% căn hộ được bán trở lên (kể cả số căn hộ mà Chủ đầu tư giữ lại), cần yêu cầu Chủ đầu tư tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu để bầu Ban Quản trị;

Thứ ba, trong trường hợp đã thành lập Ban Quản trị, cần đề nghị Ban Quản trị yêu cầu Chủ Đầu tư bàn giao kinh phí bảo trì, bao gồm toàn bộ khoản kinh phí mà người tiêu dùng đã nộp, kinh phí bảo trì thuộc trách nhiệm của Bên bán và toàn bộ khoản tiền lãi phát sinh trong thời gian Chủ đầu tư tạm quản lý.

Tin tức khác