Thời gian vừa qua, Sở Tài nguyên Môi trường công bố thông tin về 77 dự án đang thế chấp ngân hàng đã có tác động tức thì đến thị trường bất động sản. Không chỉ băn khoăn, lo lắng, có nhiều người hiểu nhầm là dự án đã bị thế chấp đồng nhất với chủ đầu tư kém năng lực.
Các dự án thanh khoản tốt vẫn thế chấp tại ngân hàng
Trước thực trạng trên, Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA), đã có văn bản giải thích rõ hơn đến cơ quan chức năng và người tiêu dùng về vấn đề này.
Theo HoREA, trong quá trình sản xuất, kinh doanh, việc doanh nghiệp thế chấp, giải chấp tài sản để vay vốn làm ăn là hoạt động bình thường. Lĩnh vực kinh doanh bất động sản cũng vậy, việc chủ đầu tư thế chấp dự án, nhà ở, công trình để vay vốn tín dụng ngân hàng phát triển dự án và hoàn thành công trình nhà ở, sau đó thực hiện giải chấp cũng là việc bình thường.
Về bản chất, nợ và thế chấp ngân hàng không phải là xấu mà chỉ là một công cụ vốn, tài chính cho chủ đầu tư dự án, yêu cầu họ phải đảm bảo được sức khỏe tài chính của doanh nghiệp và dòng tiền ổn định để chi trả phần lãi trên vốn vay. Đây chính là điểm mấu chốt thành bại của nhiều dự án”.
Đối với nguồn vốn tín dụng, các chủ đầu tư thường vay vốn để phát triển dự án, xây dựng công trình, nhà ở, thực hiện quy định về bảo lãnh ngân hàng khi bán nhà ở hình thành trong tương lai… và thường lấy dự án, công trình đó để thế chấp ngân hàng.
Tại dự án Gamuda Gardens, chủ đầu tư vừa đưa ra văn bản thông báo cho toàn bộ khách hàng đã mua nhà tại dự án, Theo đó, tất cả những khu đất mà Gamuda Land đang triển khai phát triển nhà ở đều đã được Gamuda giải chấp. Còn một số lô đất thương mại chưa triển khai đang tạm thời thế chấp tại ngân hàng. Vì vậy các khách hàng hoàn toàn yên tâm về pháp lý và việc cấp sổ đỏ sẽ diễn ra bình thường.
Thư cam kết của chủ đầu tư cho khách hàng mua nhà tại dự án Gamuda Gardens